Bài Tập Số 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng Valsalva

Chớ Gây Ra Hiệu Ứng Valsalva Khi Không Cần Thiết

Như đã giải thích từ trước, chúng ta thường sử dụng hiệu ứng Valsalva khi chúng ta cần dùng nhiều sức như nâng một cái thùng nặng.

Trên thật tế, chúng ta cũng thường gây ra hiệu ứng này khi không cần thiết; như khi mở ngăn kéo tủ hay mở cửa xe hơi. Thậm chí bạn cũng có thể dùng hiệu ứng này khi nhặt một cái kẹp giấy từ dưới sàn lên. Dĩ nhiên, đó không phải là hiệu ứng Valsalva hoàn toàn. Chúng ta chỉ hơi căng các cơ trong hệ thống Valsalva thôi. Nhưng dầu sao đi nữa thì điều này cũng không có ích lợi.

Tôi khuyên bạn trong những ngày sắp tới, bạn nên chú ý hiện tượng lạ này và chủ động tránh gây ra hiệu ứng Valsalva trừ phi nó thật sự cần thiết. Ích lợi của bài tập này là giúp bạn có thói quen kiểm soát được việc sử dụng hiệu ứng Valsalva và giữ các cơ trong hệ thống Valsalva luôn được thư giãn. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục được tật nói lắp.

Lái xe

Có phải bạn thấy rằng bạn có xu hướng nói lắp nhiều khi lái xe hơn là khi đi bộ thong thả với bạn bè hay ngồi thoải mái trên ghế xô-pha không?

Tôi nghĩ rằng ấy là do bạn có xu hướng dùng hiệu ứng Valsalva khi nhấn ga và khi sang số (nếu bạn có xe hơi lái bằng tay) và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nói chuyện của bạn.

Bạn nên hiểu rằng lái xe hơi không giống như lái xe đạp; không cần thiết phải nhấn mạnh lên chân ga! Hiệu ứng Valsalva cũng không cần thiết dùng đến để bẻ tay lái (trừ phi bạn đang lái xe mười tám bánh mà không có thiết bị lái bằng điện). Hãy thong thả thôi, bạn của tôi ơi: xe hơi đã làm hết mọi công việc nặng nhọc cho bạn rồi!

Hoặc có lẽ các cơ của bạn có xu hướng căng vì bạn đang ở dưới áp lực khi đi đường. Thật vậy, lái xe trên đường không mấy dễ dàng vì não của bạn phải tập trung vào con đường nếu bạn muốn đến được điểm cần đến cách an toàn. Nhưng không có luật nào bảo với bạn rằng khi não của bạn tập trung vào đường đi thì các cơ của hệ thống Valsalva phải căng chặt.

Khi bạn lái xe, hãy đảm bảo rằng hệ thống cơ Valsalva của bạn luôn được thư giãn. Hãy thở bằng bụng. Hãy thả lỏng các cơ của bạn và… cứ tập trung vào đường đi.

Nói và Lái

Vài lời về an toàn khi lái xe: khoảng một phần ba tai nạn xe hơi là do người lái xe lơ đãng gây ra. Nhiều thứ có thể khiến người tài xế xao lãng như: bật đài hay bỏ băng cát-xét vào máy, nhìn chăm đồng hồ tốc độ, nói chuyện điện thoại, nghe đài, sang số (vì lý do này, xe hơi lái tự động thì an toàn hơn) và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: nói chuyện với những người khác trên xe.

Rõ ràng thật là một ý nghĩ hết sức tệ hại khi cãi nhau với một người nào đó trên xe khi bạn đang cầm lái. Nếu thật sự bạn cần phải nói chuyện trong khi lái thì hãy chắc rằng câu chuyện phải có nội dung ít gây ra xúc động và câu chuyện đó chỉ sử dụng một phần nhỏ các tế bào của não. Đừng bắt người cùng đi với bạn phải giải thích cho bạn hiểu về thuyết tương đối của Einstein!

Tạm thời làm gián đoạn câu chuyện cũng là ý tưởng hay khi:

* bạn sang đường
* lái xe qua các giao lộ
* vào đường cao tốc
* vượt xe
* các lằn xe nối nhau
* bất cứ khi nào bạn gặp những tình huống có nguy cơ nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Việc có thói quen ngắt quãng câu chuyện trong những tình huống trên cũng là một bước đi đúng hướng trong mưu cầu nói trôi chảy của bạn. Khi làm như vậy, bạn thật sự sẽ có thói quen kiểm soát được cuộc trò chuyện.

Ngắt lời câu chuyện không phải là việc khó. Nếu bạn đang nói thì bạn chỉ cần ngừng nói. Nếu người khác đang nói thì bạn chỉ cần nói: “đợi một chút…” Trong cả hai trường hợp, người cùng đi sẽ hầu như thấy bạn đang bận nhìn kính chiếu hậu và xem đường nên lập tức hiểu ra vì sao bạn muốn người ấy tạm ngưng cuộc trò chuyện.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008